Cầu

Cầu

Người mua hàng quyết định về cầu hàng hóa và nhà sản xuất quyết định về cung hàng hóa. Nói đến thị trường là nói đến mối quan hệ tương tác giữa cung – cầu của thị trường.

Cầu

Nói về một loại hàng hóa mà ở đó khối lượng hàng hóa sẵn sàng đáp ứng được mong muốn của người tiêu dùng tương ứng với mức giá xác định.

Cần chú ý:

  • Khối lượng hàng hóa người tiêu dùng muốn mua ở từng thời điểm
  • Mức giá phù hợp với khối lượng hàng hóa tại thời điểm mua hàng.

=> Khi giá hàng hóa thay đổi, khối lượng hàng hóa người tiêu dùng muốn mua cũng thay đổi

Khối lượng hàng hóa người tiêu dùng muốn mua gọi là “lượng cầu”, luôn gắn với một mức giá cụ thể. Khối lượng thay đổi như thế nào khi giá hàng hóa thay đổi là mục đích nghiên cứu của nhà kinh tế học.

Cách biểu thị cầu:

Chúng ta có thể biểu thị qua một biểu cầu, phương trình đại số hay một đồ thị

  • Biểu cầu:

             Gồm 2 cột

                    Cột 1: Thể hiện mức giá tương ứng với số lượng

                    Cột 2: Thể hiện số lượng khác nhau

Giá (1.000 VNĐ/đơn vị) Số lượng (đơn vị)
5 180
10 140
15 100
20 60
25 30

                                   Bảng 1: Cầu về trà sữa của một người tiêu dùng

  •  Phương trình đại số hoặc đồ thị

                 Đặt lượng cầu (QD) Là hàm số của mức giá (P) ta có:

                                                            QD = QD.(P)

                  Trong kinh tế học, hàm số đơn giản được viết như sau:

                                                 QD = a.P + b (a,b: tham số nhất định)

Trong kinh tế học, QD lượng cầu được thể hiện trên trục hoành, P giá cả được thể hiện trên trục tung. Đường cầu cho ta biết mức giá và khối lượng tương ứng, chúng có thể là đường cong, đường thẳng.

Cầu

                                        Hình 2: Đường cầu về một loại hàng hóa

                                        Tại Số lượng Q1 là mức giá P1, tại số lượng Q2 là mức giá P2

Từ hình 2 ta cũng có thể rút ra được quy luật cầu: Số lượng tăng lên mức giá sẽ giảm đi và ngược lại.

Để giải thích cơ bản, ta hiểu như sau: Khi giá giảm, hàng hóa trở nên rẻ hơn so với những hàng hóa khác, khiến người tiêu dùng cảm thấy giá của hàng hóa khác đang tăng lên => Vì thế người tiêu dùng lựa chọn mua sản phẩm này (Kinh tế học gọi hiện tượng này là hiệu ứng thay thế).

Nguyên nhân khác là khi hàng hóa giảm, thu nhập của người tiêu dùng không đổi, làm cho thu nhập người tiêu dùng tăng lên, điều này khiến họ mua nhều hàng hóa (Kinh tế học gọi hiện tượng này là hiệu ứng thu nhập).

Ví dụ như bảng 1: Khi giá cả của ly trà sữa ở mức 5.000 đồng/ly thì người tiêu dùng cho xu hướng mua nhiều ly hơn, cụ thể là 180 ly. Khi giá cả của ly trà sữa này tăng kên 25.000 đồng/ly thì người dùng dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, giảm khối lượng xuống còn 30 ly.

Doanh nghiệp trước khi đưa ra giá cả và quyết định sản xuất số lượng sản phẩm sẽ phải tính toán rất kỹ ảnh hưởng của giá cả đến lượng cầu của người tiêu dùng. Hai khái niệm hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập cũng được nhiều doanh nhiệp áp dụng khi đưa ra mức giá cho sản phẩm trên thị trường. Đó còn là 2 chiến lược quan trọng trong doanh nghiệp.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*