Chi phí cơ hội

Đường giới hạn khả năng sản xuất - Chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội là gì? Làm thế nào để hiểu rõ chi phí cơ hội?

Chi phí cơ hội là gì?

Trong phần “Đường giới hạn khả năng sản xuất“, ta biết rằng, nhu cầu có tính vô hạn và nguồn lực (các yêu tố đầu vào) có tính khan hiếm. Đường giới hạn sản xuất cho ta biết khả năng sản xuất tối đa của nền kinh tế khi sử dụng toàn bộ nguồn lực. Cần sản xuất sản phẩm nào và loại bỏ sản phẩm nào, sự đánh đổi giữa việc lựa chọn đó gọi là “chi phí cơ hội”.

Vậy, chi phí cơ hội là khoản chi phí mà ta phải từ bỏ để đạt được lợi nhuận tốt hơn. Để hiểu rõ hơn, ta có biểu đồ biểu diễn đường giới hạn khả năng sản xuất và chi phí cơ hội như sau.

Đường giới hạn khả năng sản xuất - Chi phí cơ hội

                                        Hình 1: Đường giới hạn khả năng sản xuất – Chi phí cơ hội

Khi sử dụng toàn bộ nguồn lực (gồm nhân công, nguồn vốn, nguyên vật liệu,…) để sản xuất 2 sản phẩm X và Y. Khi thị trường sản xuất được 20 đơn vị X, và 80 đơn vị Y. Nếu chúng ta chuyển sang sản xuất 40 đơn vị X (Thêm 20 đơn vị X), ta phải từ bỏ 20 đơn vị hàng hóa Y, lúc này, thị trường chỉ sản xuất được 60 đơn vị hàng hóa Y. Như thế, 20 đơn vị hàng hóa Y là chi phí cơ hội để tăng thêm 20 đơn vị hàng X.

=> Kết luận: Chi phí cơ hội là khoản đánh đổi để có thể dành nguồn lực cho việc sản xuất thêm hàng hóa. Nó được tính bằng tỷ số -ΔY/ΔX.

Làm thế nào để hiểu rõ chi phí cơ hội?

Nói một cách đơn giản, khi ta lựa chọn một việc gì đó, ta đang từ bỏ cơ hội để làm điều khác.

Ta có một số ví dụ để minh họa dễ hiểu hơn:

Ví dụ 1:

Phương án 1: Học đại học

Tiền học: 50 triệu/năm * 4 năm = 200.000.000 đồng

Tiền sinh hoạt: 40 triệu/năm * 4 năm = 160.000.000 đồng

Tổng tiền mặt trong 4 năm: 360.000.000 đồng

Phương án 2: Đi làm ngay

Lương trung bình: 8 triệu đồng/tháng × 12 tháng × 4 năm = 384.000.000 đồng

=> Chi phí cơ hội của việc đi học đại học là 384 trệu đồng. Như vậy, khi học đại học, ta không chỉ mất 360 triệu đồng tổng số tiền học và sinh hoạt trong 4 năm mà còn mất thêm chi phí là 384 triệu đồng. Ngược lại, nếu ta chọn việc đi làm ngay thì ta mất 360 triệu đồng.

Ví dụ 2:

Phương án 1: Mở quán cà phê

Lợi nhuận thu về mỗi năm: 200 triệu đồng

Phương án 2: Cho thuê mặt bằng

Giá cho thuê: 15 triệu/tháng * 12 tháng = 180 triệu đồng

=> Khi mở quán cà phê chúng ta mất thêm chi phí là 180 triệu đồng, và ngược lại, nếu cho thuê, chi phí bị mất đi khi cho thuê mặt bằng là 200 triệu đồng.

Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí cơ hội thường sẽ tăng dần lên khi phải lựa chọn sản phẩm này thay vì sản phẩm khác.

Trong kinh doanh, chi phí cơ hội giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực (đầu vào: phân bổ cho phương án tốt nhất) và ra quyết đinh hiệu quả, ngoài ra, chi phí cơ hội giúp doanh nghiệp định hướng tương lai, lượng hóa thông tin, phương án, đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*