
Giá cà phê tăng, nông dân trồng cà có xu hướng mở rộng diện tích canh tác, nghiên cứu đưa ra nhiều sản phẩm cho thị trường. Đây là một ví dụ về cung thị trường. Vậy vai trò của nó là gì? Lượng sản xuất tác động như thế nào đến thị trường kinh tế?
Cung
Theo ví dụ trên, ta hiểu “Cung” nói về số lượng hàng hóa người sản xuất sẵn sàng cung ứng ra thị trường với nhiều mức giá khác nhau.
Ký hiệu Cung: Qs
Giống như Cầu thị trường, giá cả cũng tác động đến QS. Và để biểu diễn, ta cũng có một biểu cung, một phương trình đại số hay đồ thị.
-
Biểu cung
Bảng số liệu gồm 2 cột: 1 cột là mức giá tương ứng (P), 1 cột là Lượng hàng hóa (Qs)
Giá thép (Triệu đồng/Tấn) | Sản lượng sản xuất thép (Nghìn tấn/Tháng) |
10 | 200 |
12 | 280 |
14 | 360 |
16 | 450 |
18 | 540 |
20 | 630 |
Bảng 1: Qs về thị trường thép
-
Phương trình đại số hay đồ thị
Hàm số QS
QS = QS.(P)
Đồ thị hàm số
QS = cP + d (Trong đó c, d là những tham số)
Hình 1: Đường QS về một loại hàng hóa
Các mức giá P1, P2 khác nhau có lượng Qs khác nhau Q1, Q2
Quy luật cung
Theo hình 2 ta có thể rút ra quy luật: Khi mức giá tăng lên, lượng QS của loại hàng hóa đó cũng sẽ tăng lên và ngược lại
Hình 2: Đường QS về sản lượng sản xuất cà phê
Dựa vào hình 2. Khi giá cà phê thấp, 40 triệu đồng/tấn, lượng sản xuất hàng hóa chỉ đạt 300 nghìn tấn/tháng, Khi giá cà phê lên cao 50 triệu đồng/tấn, người nông dân cảm thấy có lãi hơn và họ sẵn sàng đầu tư thêm phân bón, thuốc để nâng cao sản lượng, từ đó lượng sản xuất tăng tương ứng là 500 nghìn tấn/tháng.
Khi giá hàng hóa tăng, người sản xuất cảm thấy có lợi hơn, khiến họ mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng bán. Trong điều kiện các hàng hóa khác không đổi, việc giá tăng khiến sản phẩm này có sức hút lợi nhuận lớn hơn các sản phẩm khác. Vì thế, người sản xuất mở rộng quy mô sản xuất, mặt khác, còn có các nhà sản xuất mới nhảy vào thị trường hàng hóa đang đề cập đến. Hậu quả là lượng sản xuất tăng một cách nhanh chóng.
Để lại một phản hồi