Đường giới hạn khả năng sản xuất – Production Possibilities Frontier (PPF)

Đường giới hạn khả năng sản xuất - Chi phí cơ hội

“Đường giới hạn khả năng sản xuất”. Trong đời sống, mục đích của sản xuất chính là thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của con người. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết, nhu cầu có tính vô hạn và các nguồn lực lại có tính khan hiếm. Vì nguồn lực có tính khan hiếm, nên khi sản xuất, chúng ta bắt buộc phải đứng giữa nhiều lựa chọn, chúng ta nên sản xuất hàng hóa nào và từ bỏ việc sản xuất hàng hóa nào?. Để dễ hình dung, chúng ta sẽ có khái niệm đường giới hạn khả năng sản xuất.

Đường giới hạn khả năng sản xuất

Đường giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibilities Frontier (PPF)) là sản lượng tối đa mà ta có thể sản xuất khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có.

Để dễ hình dung, chúng ta sẽ giả định nền kinh tế chỉ sản xuất được 2 sản phẩm là X và Y. Hai sản phẩm này có cùng một nguồn lực (đầu vào).

                                                      Hình 1: Đường giới hạn khả năng sản xuất

Trường hợp đầu tiên

Trong hình 1, nếu các nguồn lực (đầu vào) được tập trung toàn bộ cho sản phẩm X thì => 100 sản phẩm X được sản xuất và không có sản phẩm Y nào được sản xuất. Ngược lại, nếu các nguồn lực được tập trung toàn bộ cho việc sản xuất sản phẩm Y thì 100 sản phẩm Y được sản xuất và không có sản phẩm X nào được xuất hiện.

Trong trường hợp khác

Nếu nguồn lực được phân bổ cho cả 2 sản phẩm, trong điều kiện nguồn lực sẵn có, nền kinh tế chỉ có thể sản xuất ra 80 sản phẩm X và 20 sản phẩm Y, hoặc 40 sản phẩm X và 60 sản phẩm Y (còn vô số điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất). Mỗi điểm cho chúng ta biết sản lượng tối đa mà các nguồn lực cho phép sản xuất.

=> Từ đó, ta thấy, nhu cầu tiêu dùng luôn có tính vô hạn và nguồn lực thì có tính khan hiếm, đường giới hạn khả năng sản xuất cho ta biết được sản lượng tối đa khi sử dụng hết nguồn lực.

Nếu nhu cầu vượt qua đường giới hạn sản xuất, nền kinh tế không thể sản xuất được => Điểm này được gọi là điểm không khả thi.

Nền kinh tế chỉ đáp ứng được các nhu cầu nằm trên và bên trong đường giới hạn khả năng sản xuất, các điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất được gọi là những điểm hệu quả.

Các điểm nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất là điểm không hệu quả, điểm này có thể là do nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, các nguồn lực không được sử dụng hiệu quả, năng suất không được sử dụng tối đa. 

Trong thực tế, con người luôn phải đặt mình trong sự lựa chọn giữa các sự vật, sự việc. Trong kinh tế học, quyết định sản xuất sản phẩm hoặc lựa chọn phương án đầu tư luôn luôn bao hàm sự đánh đổi, các nhà kinh tế phải cân nhắc, tính toán, tự trả lời cho câu hỏi “rốt cuộc, điểm nào trên đường giới hạn khả năng sản xuất được xã hội lựa chọn, đâu là điểm đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghệp hoặc tổ chức?” Sự đánh đổi đã nêu ở trên được gọi là chi phí cơ hội.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*