Quy luật hiệu suất giảm dần (Law of Diminishing Returns)

Quy luật hiệu suất giảm dần

Quy luật hiệu suất giảm dần là gì?

Chúng ta sẽ đi sâu vào các ví dụ sau:

Ví dụ 1: Thời gian học tập

Một sinh viên đại học cho biết khi ôn thi. Lúc đầu, việc học khiến cậu tiếp thu được nhiều kiến thức. Sau một thời gian, số giờ tăng lên, lượng kiến thức tiếp thu giảm dần và gần như không có hiệu quả.

Ví dụ 2: Bón phân cho cây trồng

Một ông nông dân trồng lúa và muốn tối ưu hóa năng suất bằng cách tăng lượng phân bón. Sau nhiều cách bón, ông cho biết năng suất lúa theo lượng phân bón như sau:

                                               Hình 1: Năng suất lúa theo lượng phân bón

Ông nông dân nhận thấy ban đầu, khi bón từ 50 đến 100 rồi đến 150, năng suất lúa tăng đáng kể. Sau đó, cũng tăng lượng phân bón như ban đầu, năng suất chỉ tăng rất ít, gần như không đáng kể.

Ví dụ 3: Lao động trong sản xuất

Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A, ban đầu, khi có 5 nhân công, năng suất tăng nhanh, nhưng khi cùng một công xưởng và máy móc cũ, doanh nghiệp thuê thêm 2 nhân công, lúc này, không gian bị hạn chế, công nhân khó di chuyển, phối hợp kém hiệu quả và dẫn đến năng suất giảm.

=> Quy luật hiệu suất giảm dần

Quy luật hiệu suất giảm dần là khi các yếu tố đầu vào khác (nhà xưởng, máy móc, đất,…) được cố định thì việc gia tăng một đơn vị khả biến (nhân công trong sản xuất, thời gian, phân bón, nhiêu liệu,…) sẽ khiến năng suất có xu hướng ngày càng giảm dần.

Vai trò của quy luật hiệu suất giảm dần trong kinh tế

Quản lý tài sản hiệu quả: Giúp ta tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực, tránh lãng phí

Tối ưu hóa sản xuất: Giúp ta xác đinh được điểm hiệu quả để ngừng tăng yếu tố đầu vào khả biến và nhằm đạt được hiệu suất cao nhất.

Giảm chi phí cho doanh nghệp: doanh nghiệp có thể tránh đầu tư quá nhiều vào một sản phẩm.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*